Cung cấp van bướm điều khiển khí nén tại Tp.HCM

Cung cấp van bướm điều khiển khí nén tại Tp.HCM

Van bướm điều khiển khí nén là gì?

Van bướm điều khiển khí nén là một loại thiết bị được điều khiển đóng mở bởi hệ thống khí nén, gồm một van bướm kết hợp với thiết bị truyền động bằng khí nén.

Khí nén được cấp và phân chia bởi một van điện từ đi vào bộ chuyền động, đẩy pittong di chuyển hết hành trình tạo momem soắn cho trục vít, làm xoay trục van 90 độ, kết thúc chu trình mở.

Tương tự cho chu trình cho chu trình đóng ( đối với loại tác động kép). Lực đàn hồi của lò xo thực hiện chu trình đóng cho loại van tác động đơn.

Van đóng mở tương đối nhanh và không yêu cầu vận hành thủ công, chủ yếu là để tiết kiệm các nguồn tài nguyên nhân lực và thời gian.

Cấu tạo và hoạt động của van bướm điều khiển khí nén

Cấu tạo của van bướm điều khiển khí nén gồm hai phần chính:

Bộ chuyền động bằng khí nén (bộ điều khiển khí nén)

Bộ chuyền động bằng khí nén bao gồm một piston, một xilanh, trục vít truyền động và lò xo, và được chia làm hai loại: Tác động đơn (có lò xo) và tác động kép (không có lò xo).

Được chế tạo từ hợp kim nhôm có độ bền và chịu áp suất cao, bên ngoài phủ sơn hoặc mạ Crom chống oxit và trầy xước và tăng độ bền cho sản phẩm.

a. Tác động đơn:

Là loại tác động chỉ dùng áp xuất của khí nén trong chu trình mở van. Lực nén của lò xo sẽ thực hiện chu trình đóng và giữ van luôn trong trạng thái đóng nếu không cung cấp khí nén cho bộ truyền động.

– Chu trình mở: Áp lực của khí nén đi vào từ cổng C vào buồng trong của bộ điều khiển thắng lực nén của lò xo đẩy piston chạy sang hai bên, các bánh răng của trục vít quay ngược chiều kim đồng hồ truyền lực xuống trục để mở van. Khi đó không khí từ hai buồng ngoài sẽ thoát ra ngoài qua cổng L

– Chu trình đóng: Khi nguồn khí nén bị gián đoạn hoặc ngừng cấp khí thì lực nén của lò xo đẩy pistong theo hướng ngược lại (vào trong), lúc này piston quay theo chiều kim đồng hồ để đóng van. Khi đó không khí từ buồng trong sẽ thoát ra ngoài qua cổng C.

Chúng ta cũng có thể cấp khí nén vào cổng L để tăng tốc độ đóng van và sử dụng như dạng tác động kép nếu lò xo bị liệt. Lắp bộ điều khiển khí nén tác động đơn thì van sẽ luôn trong trạng thái đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn.

b. Tác động kép:

Là loại tác động cần phải sử dụng áp suất của khí nén trong cả hai chu trình đóng và mở van.

– Chu trình mở: Khí nén đi vào từ cổng C vào buồng trong của bộ điều khiển đẩy piston chạy sang hai bên, các bánh răng của trục vít quay ngược chiều kim đồng hồ truyền lực xuống trục để mở van. Khi đó không khí từ hai buồng ngoài sẽ thoát ra ngoài qua cổng L. Van trong trạng thái mở hoàn toàn.

– Chu trình đóng: Áp lực của khí nén đi vào từ cổng L vào hai buồng ngoài của bộ điều khiển đẩy piston chạy vào trong, các bánh răng của trục vít quay cùng chiều kim đồng hồ truyền lực xuống trục để đóng van. Khi đó không khí từ buồng trong sẽ thoát ra ngoài qua cổng C. Van trong trạng thái đóng hoàn toàn.

Chúng ta cần phải lựa chọ hợp lý chính xác giữa van tác động đơn và van tác động kép để phù hợp với quy trình và mục đích sử dụng của hệ thống.